Dạo gần đây cộng đồng mạng bỗng nhiên xôn xao bàn tán về bộ phim “Phía trước là bầu trời” đã được trình chiếu từ cách đây khoảng 10 năm. Nhiều phân cảnh, nhân vật trong phim bỗng chốc lại trở nên hot hơn bao giờ hết. Nhân vật đặc biệt ấn tượng với cư dân mạng và chiếm sóng nhiều bài báo trong khoảng thời gian này chính là chị Nguyệt thảo mai. Vậy thảo mai là gì và sao mọi người lại gọi là chị Nguyệt thảo mai? Mời các bạn cùng tìm hiểu về thảo mai và nguồn gốc của từ này trong bài viết dưới đây nhé.
Thảo mai có nghĩa là gì?
Hiện nay, chưa có một từ điển nào của Việt Nam đề cập đến nghĩa cụ thể của cụm từ thảo mai. Tuy nhiên, mọi người đều hiểu rằng thảo mai mà giới trẻ đang sử dụng mang nghĩa là giả tạo, không thành thật. Ví dụ như khi nhận xét ai đó có giọng nói thảo mai ý nói rằng người đó ăn nói bên ngoài thì nhẹ nhàng, dễ nghe nhưng lại là người lật lọng, gió chiều nào xuôi chiều đó.
Sau nụ cười tươi như ánh mặt trời chị Nguyệt gây ấn tượng với pha lườm đậm chất thảo mai
- Cách nấu thịt băm
- Hiểu biết về giới hạn sinh thái được con người ứng dụng như thế nào trong trồng trọt và chăn nuôi
- Luận văn sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của siêu thị Coop Mart
- Đề bài – giải bài 3 trang 32 sách bài tập lịch sử và địa lí 6- cánh diều
- So sánh hình ảnh trăng trong Đồng chí và Ánh trăng
Thực tế thấy rằng, khi muốn nhận xét về một người nào đó sống quá nhiều mặt hay cứ phải cố tạo nên một lớp ngụy trang bên ngoài chúng ta dùng từ thảo mai sẽ tế nhị hơn so với từ giả tạo. Thảo mai có thể được sử dụng đồng nghĩa với giả tạo nhưng khi vào nhiều ngữ cảnh từ này trở thành cụm từ nói giảm, nói tránh.
Nguồn gốc của thảo mai
Có thể nói việc giới trẻ chia sẻ rầm rộ những phân đoạn thú vị của bộ phim “Phía trước là bầu trời” đã làm xuất hiện thêm một trào lưu gây bão cộng đồng mạng đó là “thảo mai”. Nhân vật Nguyệt bỗng trở nên cực kỳ nổi tiếng với một loạt lời nói và hành động được cho là đậm chất thảo mai.
Nhiều người khi phân tích thảo mai có nghĩa là gì đã tách nghĩa hai từ ” thảo” và “mai” riêng ra. “Thảo” có nghĩa là cỏ, dùng để chỉ loại cây thấp bé, hoặc cũng có thể hiểu là cuộc hội thảo, bàn luận, “mai” dùng để chỉ khoảng thời gian ngày hôm sau. Vậy thảo mai (có thể là 車間明天: tạm dịch là: cả một xe chuyện mới mẻ) có dụng ý là để chỉ những sự việc lạ lẫm, mới mẻ mà chưa có nhiều người biết đến, đôi khi có thể chỉ là những câu nói đùa vui, khiến cho người nghe không biết đâu là thật, đâu là giả.
Một số người vẫn cố gắng tìm nguồn gốc của từ này thì cho rằng “thảo mai” bắt nguồn từ một câu ca dao:
Thảo mai rao bán chỉ vàng
Vào đến giữa làng lại bán chỉ xanh
Theo đó, câu ca dao này chỉ cô nàng tên Thảo Mai bán vòng tay vàng. Tuy giới thiệu là chỉ vàng nhưng khi bán lại là chỉ xanh. Đây là hành động không thành thực và nhiều người sau này không thành thực cũng được gọi là thảo mai.
Ngoài ra, có người lại kể về một cô gái cũng tên Thảo Mai trong tác phẩm nghệ thuật nào đấy. Cô nàng này có tính cách “ba phải”, gió chiều nào thì theo chiều ấy và lối sống không chân thật. Chính vì vậy, tên của cô này được lấy luôn để làm từ chỉ tính cách “thảo mai”.
Chị Nguyệt đã có người yêu nhưng vẫn sống rất giả tạo
Qua bài viết này mong rằng các bạn có thể hiểu rõ hơn thảo mai là sao và nguồn gốc của cụm từ này. Thảo mai có thể nói rằng là một tính cách không tốt, tuy nhiên nếu ở trường hợp cần thiết, bạn hãy thảo mai hợp lý để tránh mất hòa khí bạn bè với nhau nhé.