nội dung thu gọn Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo) (chi tiết)Video hướng dẫn giải Câu 1 Video hướng dẫn giải
Câu 1 (trang 145 SGK Ngữ văn 11 tập 1) Phân tích những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí thể hiện trong bản tin sau. Ngày 3-2, tỉnh An Giang long trọng làm lễ đón nhận quyết định của Bộ Văn hoá – Thông tin công nhận di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia ô Tà Sóc thuộc xã Lương Phi, huyện Tri Tôn. Đây là di tích cấp quốc gia thứ 15 của tỉnh An Giang. Ô Tà Sóc là vùng sơn lâm rộng khoáng 5km2thuộc núi Giài. Với hệ thống hang động và đường mòn hiểm trở, từ năm 1962 đến 1967, nơi đây là căn cứ của Tỉnh uỷ An Giang, sau đó là căn cứ dự phòng của tỉnh… (Lâm Điển, báo Lao động, số 35 – 2004) Lời giải chi tiết: Có thể nói chỉ với bản tin ngắn nêu trên (về việc An Giang đón nhận danh hiệu di tích lịch sử cấp quốc gia Ô Tà Sóc) nhưng chúng ta cũng có thể nhận ra được những nét đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí: – Thông tin được đưa ra là thông tin cập nhật, chính xác rõ ràng, nhất là những thông tin về thời gian (ngày 3-2), địa điểm (An Giang, xã…, huyện…), cơ quan cấp, nơi được nhận. – Văn ngắn gọn, giàu thông tin. – Đoạn tin gợi được sự hấp dẫn nhất định trong những lời giới thiệu cung cấp thông tin khá ngắn gọn. Thu hút sự chú ý của những người đã từng biết đến địa danh này, đồng thời có thể kích thích sự tò mò khám phá của những người chưa từng đến nơi đây. Câu 2 Video hướng dẫn giải Câu 2 (trang 145 SGK Ngữ văn 11 tập 1) Viết một phóng sự ngắn mang tính chất thời sự. Lời giải chi tiết: Để viết được phóng sự báo chí cần: – Chủ động xác định được vấn đề gây được chú ý của dư luận trong xã hội: các vấn đề về vệ sinh thực phẩm, tệ nạn xã hội, đại dịch Covid 19,… – Lựa chọn những sự kiện tiêu biểu để miêu tả, ghi chép người thực, việc thực, có thời gian, địa điểm – Thông tin cung cấp cần trung thực, xác thực, ngắn gọn Loigiaihay.com
Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp) – Ngắn gọn nhấtQuảng cáo Xem thêm:
Video hướng dẫn giải Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn Câu 1 Video hướng dẫn giải Câu 1 (trang 145 SGK Ngữ văn 11 tập 1) Những thông tin cơ bản của ngôn ngữ báo chí trong bản tin đó là: – Tính thông tin: cập nhật chính xác rõ ràng. – Sự kiện: Tỉnh An Giang đón nhận Quyết định của Bộ Văn hoá –Thông tin. – Thời gian: 3-2-2004 – Địa điểm: tỉnh An Giang. – Quyết định công nhận: Di tích lịch sử cấp quốc gia Ô Tà Sóc thuộc xã Lương Phi, huyện Tri Tôn. – Lí do được công nhận: có nhiều hang động và đường mòn hiểm trở, từ năm 1962- 1967, nơi đây là căn cứ của tỉnh An Giang,… + Tính ngắn gọn, giàu thông tin: Thông tin đầy đủ, dễ hiểu + Tính hấp dẫn: giới thiệu về danh sách danh lam thắng cảnh, các hệ thống hang động và đường mòn hiểm trở, …thu hút sự chú ý của những người đã từng đến đây. Đồng thời kích thích sự tò mò khám phá của những người chưa từng đến nơi đây. Câu 2 Video hướng dẫn giải Câu 2 (trang 145 SGK Ngữ văn 11 tập 1) Ví dụ: Viết tin về “Một tệ nạn xã hội ở địa phương em” Yêu cầu: – Thời gian – Địa điểm xảy ra sự kiện – Người chứng kiến sự kiện – Nguyên nhân dẫn tới thực trạng, – Nỗi lo của nhân dân địa phương và chính quyền – Ý kiến đề nghị và hướng khắc phục. Loigiaihay.com
Quảng cáo Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 – Xem ngay Báo lỗi – Góp ý |
Soạn Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp) siêu ngắn
Quảng cáo
Xem thêm:
- Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp) – Ngắn gọn nhất
- Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo) (chi tiết)
Video hướng dẫn giải
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài khác
Câu 1
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 1 (trang 145 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Phân tích những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí qua bản tin sau:
-Tính ngắn gọn: bản tin có dung lượng ngắn gọn (6 dòng).
-Tính thông tin thời sự: cung cấp thông tin về lễ đón nhận di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Ô Tà Sóc, tỉnh An Giang.
-Tính sinh động, hấp dẫn: ngôn ngữ chính xác.
Câu 2
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 2 (trang 145 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Gợi ý: Phóng sự về vấn đề Môi trường sống.
Bài viết phải cung cấp được:
– Địa điểm được khảo sát về vấn đề môi trường sống.
– Thời gian thực hiện khảo sát (thời gian viết phóng sự).
– Hiện trạng vấn đề:
+ Môi trường bị ô nhiễm như thế nào? Nguyên nhân của việc ô nhiễm đó?
+ Những tác động, tác hại của ô nhiễm tới cuộc sống con người?
+ Ý kiến, phản hồi của những người được phỏng vấn (người có thẩm quyền, có trách nhiệm, người dân,…)?
– Những biện pháp khắc phục được đề ra là gì?
Loigiaihay.com
- Soạn bài Chí Phèo (Phần tác phẩm) – Nam Cao siêu ngắn
- Soạn bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu siêu ngắn
- Soạn Bản tin siêu ngắn
- Soạn Chí Phèo (Phần tác giả) – Nam Cao siêu ngắn
- Soạn bài Một số thể loại văn học: thơ, truyện siêu ngắn
Quảng cáo
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 – Xem ngay
Báo lỗi – Góp ý
Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí (chi tiết)
Video hướng dẫn giải
Câu 1
Video hướng dẫn giải
Câu 1 (trang 131 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Đọc một tờ báo xác định những thể loại văn bản báo chí trên tờ báo đó.
Lời giải chi tiết:
– Ngôn ngữ báo chí được sử dụng ở những thể loại tiêu biểu: Bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,…
Ví dụ: Bản tin trên báo Dantri
Buổi sáng thứ hai không ghi nhận ca mắc mới Covid – 19 tại Việt Nam
Sau nhiều biện pháp quyết liệt của Chính phủ, các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Việt Nam dần hạ nhiệt. Sáng 5/4 không ghi nhận ca mắc mới, trong ngày chỉ xác nhận 1 ca bệnh nhưng đã được cách ly tập trung ngay từ khi nhập cảnh.
Đến sáng 6/4 là sáng thứ 2 Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới. Hiệnđã có 91/241 bệnh nhân được tuyên bố khỏi bệnh. Trong số các bệnh nhân đang nằm điều trị, có 52 trường hợp xét nghiệm đã âm tính 1-2 lần.
Để tiếp tục ngăn ngừa dịch Covid-19, cả nước đã thực hiện tốt Chỉ thị 16 của Chính phủ về cách ly toàn xã hội trong 5 ngày qua. Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đề nghị người dân tiếp tục thực hiện tốt thông điệp 5 điểm.
Câu 2
Video hướng dẫn giải
Câu 2 (trang 131 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Phân biệt hai thể loại báo chí: bản tin và phóng sự
Lời giải chi tiết:
a) Bản tin:
– Thông tin sự việc.
– Yêu cầu chính xác, khách quan.
b) Phóng sự (ngắn):
– Vừa thông tin sự việc, vừa miêu tả sinh động, cụ thể.
– Yêu cầu: gợi cảm, gây được hứng thú.
Câu 3
Video hướng dẫn giải
Câu 3 (trang 131 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Viết một tin ngắn phản ánh tình hình học tập ở lớp.
Lời giải chi tiết:
Để viết được mẩu tin ngắn phản ánh tình hình học tập ở lớp cần chú ý cácyếu tố sau:
a) Thời gian: Vào một thời điểm nhất định (thi đua chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, những ngày cuối học kì,…).
b) Địa điểm: Lớp.
c) Sự kiện: chú ý những sự kiện nổi bật.
d) Đưa ra ý kiến (ngắn gọn) về sự kiện.
Tin ngắn có những yêu cầu là: chính xác, khách quan (trừ kiểu bài bình luận thời sự).
Loigiaihay.com
-
Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ – Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 11 ngắn gọn tập 2 bài Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mạc Tử. Câu 1: Phân tích nét đẹp phong cảnh và tâm trạng của tác giả trong khổ thơ đầu:
-
Soạn bài Chiều tối (Mộ) – Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 11 ngắn gọn tập 2 bài Chiều tối (Mộ) – Hồ Chí Minh. Câu 1: Giữa bản dịch thơ với bản dịch nghĩa có những chỗ chưa sát với nguyên tác như:
-
Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu để thấy tâm trạng của một thanh niên say mê lí tưởng.
Từ ấy là bài thơ có ý nghĩa mở đầu và cũng có ý nghĩa như một tuyên ngôn về lẽ sống của một chiến sĩ cách mạng cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ. Bài thơ cũng là tâm nguyện của người thanh niên yêu nước: niềm vui sướng, say mê mãnh liệt, những nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm.
-
Soạn bài Từ ấy – Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 11 ngắn gọn tập 2 bài Từ ấy – Tố Hữu. Câu 1: Tố Hữu đã dùng những hình ảnh nào để chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng đó.
Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí siêu ngắn
Quảng cáo
Xem thêm:
- Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí – Ngắn gọn nhất
- Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí (chi tiết)
Video hướng dẫn giải
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài khác
Câu 1
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 1(trang 131 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
– Đọc 1 tờ báo và xác định các thể loại văn bản trên tờ báo đó (HS tự lựa chọn)
Câu 2
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 2(trang 131 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Phân biệt hai thể loại: bản tin và phóng sự
– Bản tin: Cung cấp những tin tức mới nhất cho người đọc, yêu cầu thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác. Bản tin phải ngắn gọn, hàm súc.
– Phóng sự: Cũng là một dạng bản tin nhưng thông tin tường thuật có nhiều sự kiện chi tiết hơn và miêu tả bằng hình ảnh nhiều hơn để cung cấp cho người đọc cái nhìn đầy đủ và hấp dẫn.
Câu 3
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 3(trang 131 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Viết tin ngắn phản ánh tình hình học tập ở lớp.
SƠ KẾT TÌNH HÌNH HỌC TẬP HỌC KỲ I TẠI LỚP 11A
8h ngày …/…/2019 đã diễn ra buổi lễ sơ kết học kỳ 1 tại lớp 11A, trường THPT Chu Văn An. Trong buổi lễ, tình hình học tập của lớp được thầy giáo chủ nhiệm và ban đại diện phụ huynh đánh giá cao với kết quả: 5 học sinh giỏi, 20 học sinh tiên tiến và 5 học sinh trung bình. Những học sinh đạt kết quả cao được tuyên dương và nhận phần thưởng xứng đáng. Cuối cùng, toàn thể học sinh trong lớp đều đặt ra mục tiêu và kế hoạch học tập cho mình trong học kỳ 2 sắp tới.
Loigiaihay.com
- Soạn bài Một số thể loại văn học: thơ, truyện siêu ngắn
- Soạn Chí Phèo (Phần tác giả) – Nam Cao siêu ngắn
- Soạn Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp) siêu ngắn
- Soạn bài Hạnh phúc một tang gia – Vũ Trọng Phụng siêu ngắn
- Soạn Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh siêu ngắn
Quảng cáo
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 – Xem ngay
Báo lỗi – Góp ý
Phong cách ngôn ngữ báo chí
Đề bài
Phong cách ngôn ngữ báo chí
Lời giải chi tiết
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1.Khái quát về phong cách báo chí
a) Khái niệm: Là kiểu diễn đạt dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, internet…như tin tức, phóng sự, bình luận, tiểu phẩm, diễn đàn, thông tin quảng cáo…
b) Đặc điểm: Tính thông tin sự kiện; tính ngắn gọn; tính hấp dẫn.
2.Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ báo chí
a) Ngữ âm – chữ viết: Người nói phát âm chuẩn, đọc rõ ràng, tôn trọng người nghe; Người viết viết đúng quy cách.
b) Từ ngữ:Dùng vốn từ toàn dân, đa phong cách, tuỳ thuộc nội dung bài viết có thể dùng các vốn từ chuyên môn của các ngành.
c) Ngữ pháp: Câu văn rõ ràng, chính xác; thường dùng một số khuôn mẫu cú pháp nhất định.
d) Biện pháp tu từ: Sử dụng phù hợp với từng thể loại.
e) Bố cục trình bày: Rõ ràng, hợp lôgic, dễ tiếp thu. Một số thể loại có bố cục tương đối ổn định.
II. RÈN KĨ NĂNG
1.Hãy phân tích cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ báo chí được thể hiện trên trang nhất của một tờ báo mà anh (chị) đọc hàng ngày.
Gợi ý:Tuỳ thuộc vào tờ báo thường hay đọc, khi phân tích chú ý nêu rõ:
– Tên báo, ngày xuất bản, báo thường dành cho đối tượng nào?
– Trang nhất đề cập đến những vấn đề gì?
– Phông chữ của mỗi phần? Những từ nào được viết tắt, viết hoa? Cách viết từ nước ngoài như thế nào? Sử dụng từ toàn dân không? Sử dụng từ chuyên ngành không, của ngành nào, có phù hợp nội dung bài viết không?…
– Câu văn có rõ ràng chính xác không? Tên bài báo được đặt bằng cụm từ hay câu? có ngắn gọn không? Các bản tin được mở đầu như thế nào?
– Lời dẫn gián tiếp, trực tiếp được sử dụng, trình bày như thế nào?
– Có sử dụng biện pháp tu từ không?
– Bố cục, cách trình bày của trang báo? ý nghĩa của việc trình bày? (Nhằm nhấn mạnh điều gì?…)
– Những đặc điểm trên có được sử dụng tương đối ổn định trong các số báo không hay chỉ mang tính nhất thời?
2.Sắp đến, mỗi tháng, lớp anh (chị) sẽ ra một tờ báo tường phản ánh các mặt sinh hoạt, học tập của lớp. Hãy viết một bài giới thiệu (như là thư ngỏ) đăng vào số đầu tiên, cổ động cho tờ báo.
Gợi ý:
– Đặt tên cho bài viết (Chẳng hạn: “Thư ngỏ’, “Lời muốn nói”, “Cùng chia sẻ”…)
– Hô ngữ (“Các bạn thân mến!”, “Tập thể 11…yêu quý!”, “Thưa các bạn”…).
– Lí do ra đời của tờ báo, xuất phát từ nhu cầu – yêu cầu thực tế của tập thể (Chẳng hạn: “Chia sẻ là một điều không thể thiếu trong đời sống tinh thần của chúng ta. Hơn thế, chúng ta còn cần học tập, trao đổi với nhau trong học tập, cuộc sống…Để tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó của mỗi thành viên trong tập thể, BCH Chi đoàn 11…quyết định cho ra đời tờ Nguyệt san của lớp.)
– Nội dung dự kiến của báo? (báo sẽ viết về những vấn đề gì?)
– Lời mời gọi tham gia ủng hộ cho báo (Chẳng hạn: Tờ Nguyệt san sẽ là cây cầu nối những bờ tâm tư của thành viên trong tập thể 11…yêu quý. Vậy rất mong các bạn sẽ cùng đọc, cùng gửi bài chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm, những kinh nghiệm học tập, những kiến nghị đề xuất, … Mọi thư từ bài vở xin gửi về…).
– Có thể dùng một câu Khẩu hiệu để cổ vũ (Chẳng hạn: Hãy sẻ chia để đón nhận”, “Hãy nối bờ yêu thương”…)
– Lời cảm ơn.
3. Đặt tên cho tin ngắn.
Có thể đặt một số tên như sau cho tin ngắn: Hiến máu nhân đạo dự trữ cho SEA Games 22, Hiến máu nhân đạo vì SEA Games 22, Hiến máu – tiếp sức SEA Games 22, …
Loigiaihay.com
-
Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
-
Luyện tập về tách câu
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN Tách câu là tách một bộ phận của câu thành câu riêng nhằm mục đích tu từ (nhấn mạnh nội dung thông tin) hoặc để chuyển nội dung. Việc đặt dấu câu bất thường như vậy thường chỉ gặp trong văn học nghệ thuật.
-
Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Khái niệm Phỏng vấn là phương thức hỏi đáp trong hội thoại nhằm thu nhận thông tin trực tiếp từ một đối tượng, đối tượng đó thường là người nổi tiếng hoặc một người liên quan đến sự việc mamg tính chất thời sự, người làm chứng, …
-
Đọc kịch bản văn học
I. NHỮNG YÊU CẦU VỀ ĐỌC KỊCH BẢN VĂN HỌC 1. Trong kịch có nhân vật, cốt truyện, lời trữ tình và đặc biệt là xung đột gay gắt. Vì thế, đọc kịch cần chú ý: phân tích cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, xung đột kịch.
-
Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN – Tham khảo phần Kiến thức cơ bản của bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. – Khi xây dựng đề cương phỏng vấn, chú ý nên:
-
Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ – Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 11 ngắn gọn tập 2 bài Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mạc Tử. Câu 1: Phân tích nét đẹp phong cảnh và tâm trạng của tác giả trong khổ thơ đầu:
-
Soạn bài Chiều tối (Mộ) – Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 11 ngắn gọn tập 2 bài Chiều tối (Mộ) – Hồ Chí Minh. Câu 1: Giữa bản dịch thơ với bản dịch nghĩa có những chỗ chưa sát với nguyên tác như:
-
Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu để thấy tâm trạng của một thanh niên say mê lí tưởng.
Từ ấy là bài thơ có ý nghĩa mở đầu và cũng có ý nghĩa như một tuyên ngôn về lẽ sống của một chiến sĩ cách mạng cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ. Bài thơ cũng là tâm nguyện của người thanh niên yêu nước: niềm vui sướng, say mê mãnh liệt, những nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm.
-
Soạn bài Từ ấy – Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 11 ngắn gọn tập 2 bài Từ ấy – Tố Hữu. Câu 1: Tố Hữu đã dùng những hình ảnh nào để chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng đó.
Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí – Ngắn gọn nhất
Quảng cáo
Xem thêm:
- Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí siêu ngắn
- Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí (chi tiết)
Video hướng dẫn giải
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài khác
Câu 1
Video hướng dẫn giải
Câu 1 (trang 131 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Những thể loại văn bản tiêu biểu trên một số tờ báo: Bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, thư bạn đọc, quảng cáo, tiêu điểm…
Câu 2
Video hướng dẫn giải
Câu 2 (trang 131 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Phân biệt hai thể loại báo chí: bản tin và phóng sự:
* Bản tin:
– Ngắn gọn
– Có thời gian, địa điểm cụ thể, kịp thời
– Sự kiện chính xác
– Câu ngắn gọn, từ ngữ chính xác
=> Cung cấp tin tức mới
* Phóng sự: Là một bản tin có thời gian, địa điểm và sự kiện nhưng được miêu tả, tường thuật chi tiết bằng hình ảnh cụ thể, hấp dẫn, câu văn biểu cảm, từ ngữ sinh động.
Câu 3
Video hướng dẫn giải
Câu 3 (trang 131 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Một tin ngắn phản ánh quá trình học tập cần phải chú ý các yếu tố:
– Thời gian: vào một thời điểm nhất định trong năm học
– Hoạt động: những kế hoạch, sự kiện đã được tổ chức liên quan đến việc học tập của lớp
– Kết quả: thành tích đạt được
– Số liệu: đưa ra số liệu, dẫn chứng cụ thể
Loigiaihay.com
- Soạn bài Một số thể loại văn học: thơ truyện – Ngắn gọn nhất
- Soạn bài Chí Phèo – Phần 1. Tác giả – Ngắn gọn nhất
- Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp) – Ngắn gọn nhất
- Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh – Ngắn gọn nhất
- Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia – Ngắn gọn nhất
Quảng cáo
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 – Xem ngay
Báo lỗi – Góp ý
Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) – Ngắn gọn nhất
Quảng cáo
Xem thêm:
- Soạn Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) siêu ngắn
- Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) (Chi tiết)
Video hướng dẫn giải
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài khác
Câu 1
Video hướng dẫn giải
Câu1 (trang 127 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
a) Những từ ngữ, kiểu câu, kiểu diễn đạt thể hiện tính cụ thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt :
* Tính cụ thể:
– Địa điểm và thời gian của “lời nói” : Trong một căn phòng ở giữa khu rừng vào lúc đêm khuya.
– Có người nói, mục đích nói (nhân vật Th tự nhủ với mình).
– Có cách diễn đạt cụ thể: từ hô gọi (ơi), những lời tự nhủ (nghĩ gì đấy), lời tự trách (đáng trách quá).
*Tính cá thể: biểu hiện ở giọng văn, cách dùng từ ngữ. Nó cho ta thấy người viết nhật kí là một người có đời sống nội tâm phong phú, là người giàu tình cảm và có ý thức trách nhiệm cao đối với công việc của mình.
* Tính cảm xúc:
Đoạn trích là lời của một nhân vật nhưng tình cảm được biểu hiện qua nhiều giọng:
– Giọng thủ thỉ tâm tình (suy nghĩ về hiện tại, liên tưởng đến tương lai).
– Giọng trách móc, giục giã.
b) Ghi nhật kí rất có lợi cho việc phát triển vốn ngôn ngữ, phát triển vốn từ vựng và rèn cách diễn đạt, ghi ra được nội tâm, suy nghĩ, dòng cảm xúc của bản thân .
Câu 2
Video hướng dẫn giải
Câu2 (trang 127 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
a) Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện trong các câu ca dao :
Câu :
Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
– Tính cụ thể : Câu ca dao là lời nhân vật “ta” nói với “mình” về nỗi nhớ nhung, bịn rịn. Hoàn cảnh nói rất có thể là vào một đêm chia tay giã hội. Ngôn từ được sử dụng trong câu ca dao này khá thân mật và dân dã (mình, ta, chăng, hàm răng).
– Tính cảm xúc : Câu ca dao thể hiện rất rõ cảm xúc bịn rịn, luyến lưu, nhung nhớ. Những từ ngữ biểu hiện trực tiếp những cảm xúc này là:Mình… có nhớ ta, ta nhớ…
– Tính cá thể : Lời tâm tình trong câu ca dao này có thể cho ta phỏng đoán đây là lời của các chàng trai cô gái. Những người đã có tình ý với nhau sau những đêm hát hội. Lời nói có đặc điểm riêng chân thật, mạnh mẽ nhưng vẫn tế nhị và sâu sắc.
Câu:
Hỡi cô yếm trắng lòa xòa
Lại đây đập đất trồng cà với anh.
– Tính cụ thể: Khác với câu ca dao trên, câu này là một lời tỏ tình trong lao động. Câu ca dao là lời của một anh thanh niên nông dân nói với một cô gái qua đường. Hoàn cảnh nói là một buổi lao động, gắn với hoạt động cụ thể (đập đất trồng cà). Ngôn ngữ giao tiếp trong câu cũng là những lời nói suồng sã, bình dân: lời hô gọi (Hỡi cô), lời miêu tả có tính trêu đùa (yếm trắng lòa xòa).
– Tính cảm xúc : Câu ca dao là lời chàng trai nói với cô gái, có thể hiểu là lời tỏ tình nhưng cũng có thể hiểu đó là lời đùa cợt (có ý kiến cho rằng đây là lời chế giễu những cô gái nhà giàu lời lao động).
– Tính cá thể : Câu ca dao gắn với hình ảnh một chàng trai lao động mạnh bạo, với những ngôn từ vừa thân mật vừa vui đùa nhưng cũng vừa tế nhị sắc sảo.
b) Lời nói hàng ngày khi được đưa vào thơ lục bát thường là đã được lựa chọn kĩ càng, tuy không quá cầu kì nhưng vẫn phải phù hợp với hoàn cảnh nói, vẫn phải đảm bảo về mặt nội dung diễn đạt và giá trị thẩm mỹ của lời thơ. Đồng thời lời nói hàng ngày khi đưa vào thơ lục bát còn phải tuân thủ các quy tắc về nhịp điệu, vần điệu và tuân thủ sự hài hòa về mặt âm thanh.
Ví dụ : Chuyển lời nói thành thơ:
– Con đi cuốn đất cùng trời
Mà không đi hết một lời hát ru.
– Muốn ăn bông súng mắm kho
Thì về Đồng Tháp ăn cho đã thèm.
Câu 3
Video hướng dẫn giải
Câu3 (trang 127 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
– Đoạn trích này là một đoạn đối thoại trong sử thi, tuy có mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nhưng vẫn có điểm khác nhau : Đoạn văn này có rất nhiều yếu tố dư thừa so với lời nói trong ngôn ngữ hàng ngày như các từ : ơ, phía bắc, phía nam, nhà giàu, ơ nghìn chim sẻ…
– Sự lặp lại của các yếu tố dư này giúp duy trì cái mạch nhịp điệu cho đoạn thoại và duy trì cho cái không khí của sử thi. Nếu lược đi những yếu tố dư này thì đoạn sử thi nêu trên sẽ không khác gì một đoạn thoại trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
Loigiaihay.com
- Soạn bài Nhàn – Ngắn gọn nhất
- Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí – Ngắn gọn nhất
- Soạn bài Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ – Ngắn gọn nhất
- Soạn bài Tóm tắt văn bản tự sự (dựa theo nhân vật chính) – Ngắn gọn nhất
- Soạn bài Viết bài văn số 3: Văn tự sự – Ngắn gọn nhất
Quảng cáo
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 – Xem ngay
Báo lỗi – Góp ý
Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) (Chi tiết)
Video hướng dẫn giải
Câu 1
Video hướng dẫn giải
Câu 1 (trang 127 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
a. Những từ ngữ, kiểu câu, kiểu diễn đạt nào thể hiện tính cụ thế, tính cảm xúc, tính cá thể trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
b. Theo anh (chị), ghi nhật kí có lợi ích gì cho sự phát triển ngôn ngữ của mình?
Lời giải chi tiết:
a)
* Những hành vi và từ ngữ thể hiện tính cụ thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
– Địa điểm và thời gian của “lời nói”: Trong một căn phòng ở giữa khu rừng vào lúc đêm khuya.
– Có người nói, mục đích nói (nhân vật tự nhủ với mình).
– Có cách diễn đạt cụ thể: từ hô gọi (ơi), những lời tự nhủ (nghĩ gì đấy), lời tự trách (đáng trách quá).
* Những yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính cảm xúc:
Đoạn trích là lời của một nhân vật nhưng tình cảm được biểu hiện qua nhiều giọng:
– Giọng thủ thỉ tâm tình (suy nghĩ về hiện tại, liên tưởng đến tương lai).
– Giọng trách móc, giục giã.
* Những yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính cá thể:
Đoạn trích có một giọng điệu riêng dễ nhận (giọng tâm tình đặc trưng của nhật ký): gồm nhiều từ ngữ đối thoại nội tâm. Qua giọng nói, có thể đoán được đây là một người chiến sĩ trẻ tuổi đang sống trong hoàn cảnh chiến tranh.
b. Ghi nhật ký rất có lợi cho việc phát triển vốn ngôn ngữ, nhất là phát triển vốn từ vựng và các cách diễn đạt mới.
Câu 2
Video hướng dẫn giải
Câu 2 (trang 127 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong những câu ca dao dưới đây.
Lời giải chi tiết:
a.
Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
– Tính cụ thể:
+ Câu ca dao là lời nhân vật “ta” nói với “mình” về nỗi nhớ nhung, bịn rịn.
+ Hoàn cảnh nói rất có thể là vào một đêm chia tay giã hội.
+ Ngôn từ được sử dụng trong câu ca dao này khá thân mật và dân dã (“mình”, “ta”, “chăng”, “‘hàm răng”).
– Tính cảm xúc:
+ Câu ca dao thể hiện rất rõ cảm xúc bịn rịn, luyến lưu, nhung nhớ.
+ Những từ ngữ biểu hiện trực tiếp những cảm xúc này là: “Mình… có nhớ ta”, “ta nhớ…”
– Tính cá thể: Lời tâm tình trong câu ca dao này có thể cho ta phỏng đoán đây là lời của các chàng trai cô gái. Những người đã có tình ý với nhau sau những đêm hát hội. Lời nói có đặc điểm riêng chân thật, mạnh mẽ nhưng vẫn tế nhị và sâu sắc.
b.
Hỡi cô yếm trắng lòa xòa
Lại đây đập đất trồng cà với anh.
– Tính cụ thể:
+ Câu này là một lời tỏ tình trong lao động. Câu ca dao là lời của một anh thanh niên nông dân nói với một cô gái qua đường.
+ Hoàn cảnh nói là một buổi lao động, gắn với hoạt động cụ thể (đập đất trồng cà).
+ Ngôn ngữ giao tiếp trong câu cũng là những lời nói suồng sã, bình dân: lời hô gọi (Hỡi cô), lời miêu tả có tính trêu đùa (yếm trắng lòa xòa).
– Tính cảm xúc: Câu ca dao là lời chàng trai nói với cô gái, có thể hiểu là lời tỏ tình nhưng cũng có thể hiểu đó là lời đùa cợt (có ý kiến cho rằng đây là lời chế giễu những cô gái nhà giàu lười lao động).
– Tính cá thể: Câu ca dao gắn với hình ảnh một chàng trai lao động mạnh bạo, với những ngôn từ vừa thân mật vừa vui đùa nhưng cũng vừa tế nhị sắc sảo.
Câu 3
Video hướng dẫn giải
Câu 3 (trang 127 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Đoạn đối thoại dưới đây mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, nhưng có khác với lời thoại hàng ngày. Liên hệ với bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ở trang 86 để chỉ ra điểm khác nhau và giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó.
Lời giải chi tiết:
Đoạn trích này là một đoạn đối thoại trong sử thi, tuy có mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nhưng vẫn có điểm khác nhau:
-Lời nói có tính điệp từ, điệp ngữ:”Ai chăn ngựa hãy đi dắt ngựa! Ai giữ voi hãy đi bắt voi! Ai giữ trâu hãy đi lùa trâu về!”; “Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói!”và mỗi câu văn đều có tính nhịp điệu, mang đậm chất sử thi, khác với lời ăn tiếng nói hằng ngày.
– Mỗi câu văn có tính nhịp điệu, mang đậm sử thi
=> Sự lặp lại của các yếu tố dư này giúp duy trì cái mạch nhịp điệu cho đoạn thoại và duy trì cho cái không khí của sử thi. Nếu lược đi những yếu tố này thì đoạn sử thi nêu trên sẽ không khác gì một đoạn thoại trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
Loigiaihay.com
-
Soạn bài Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt (chi tiết)
Soạn bài Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt trang 65 SGK Ngữ văn 10.Câu 1. Trong câu tục ngữ“Chết đứng còn hơn sống quỳ”, các từ “đứng” và được sử dụng theo nghĩa như thế nào?
-
Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 10 ngắn gọn tập 2 bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Nguyễn Dữ. Câu 1: Việc làm của Ngô Tử Văn mang nhiều ý nghĩa.
-
Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ – Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 10 ngắn gọn tập 2 bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ – Đặng Trần Côn. Câu 1: – Trong những đêm cô đơn, buồn hổ, người thiếu phụ chỉ có ngọn đèn vô tri vô giác chia sẻ bao nỗi ưu tư.
-
Soạn bài Hồi trống cổ thành – Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 10 ngắn gọn tập 2 bài Hồi trống cổ thành – La Quán Trung. Câu 1: -Trương Phi phẫn nộ đòi giết Quan Công vì khăng khăng buộc tội Quan Công ở với Tào Tháo là phản bội lời thể vườn đào, là trượng phu mà lại thờ hai chúa
Video liên quan