Barista là gì? Yêu cầu công việc, cơ hội nghề nghiệp, lộ trình thăng tiến của Barista

Barista vốn dĩ là một nghề khá thân thuộc song với cách gọi tên bằng nơi khởi sinh ra nó nên nhiều người Việt vẫn chưa hiểu được Barista là gì. Nghề Barista đang là một nghề hot, được nhiều người lựa chọn. Đặc biệt với những bạn trẻ thích môi trường trải nghiệm, sinh viên đi làm thêm thì Barista không còn gì là xa lạ. Thực sự Barista là gì?

Barista là gì? Làm thế nào để trở thành Barista?

Nghề Barista là gì? Barista là ai? 

Barista được hiểu nôm na là Nhân viên pha chế cafe. Barista thực sự là một cách gọi chuyên nghiệp hơn thế bởi Barista có kiến thức sâu rộng về cafe, cách trang trí và phục vụ đồ uống cho khách hàng.

Barista là từ có nguồn gốc từ tiếng Ý để chỉ những người phục vụ quầy bar. Sau đó, thuật ngữ này được người Anh sử dụng và ý nghĩa của nó cũng thay đổi một chút ít. Vì ban đầu với người Ý, Barista là những người phục vụ tất cả các loại đồ uống nhưng đối với người Anh thì dùng để chỉ một cá nhân, nghệ nhân pha chế chuyên nghiệp thực thụ.

Barista là Nhân viên pha chế café.

Barista là chỉ những người, những nghệ nhân thực hiện pha chế các loại thức uống từ cafe như Cappuccino, Latte, Macchiato, Latte macchiato, Mocha, Espresso conpanna, cafe Americano… Và những món đồ uống từ cafe được trình bày đẹp mắt như Espresso đá, Espresso Shakerato, Cappuccino đá, Freddo, Mocha đá.

Công việc của Barista là gì?

Barista có am hiểu chuyên sâu về cafe và là người đảm nhận pha chế những thức uống chuyên về cafe như vậy thì công việc chính của Barista là gì? Từ những hạt cafe được thu hoạch về cho đến công đoạn chế biến ra thành phẩm là ly thức uống ngon lành thì Barista là “mắt xích” quan trọng trong đó. Công việc của Barista gồm:

  • Chuẩn bị nguyên liệu đảm bảo chất lượng, dụng cụ phục vụ cho việc pha chế cafe.
  • Điều chỉnh các máy xay, máy pha cà phê sao cho các thông số của máy phải đạt chuẩn và thực hiện các kỹ thuật như xay, nén cà phê, đánh sữa, tạo hình khéo léo, chính xác để cho ra một ly Cappuccino, Espresso ngon, đúng tiêu chuẩn và theo yêu cầu của khách hàng.
  • Tư vấn đồ uống phù hợp với sở thích, vị giác của khách để mang lại cho khách sự hài lòng cao nhất khi thưởng thức.
  • Bảo quản cafe, các máy móc, dụng cụ pha chế.
  • Đảm bảo vệ sinh khu vực pha chế, duy trì các tiêu chuẩn của nhà hàng, quán cafe…

Các kỹ thuật pha chế của một Barista

Nhắc đến Barista, món đồ uống nổi trội nhất và cũng là đặc trưng nhất để nói lên sự khác nhau giữa nhân viên pha chế bình thường và Barista là Espresso. Với những thức uống Espresso, cách làm yêu cầu Barista đạt những yêu cầu nhất định về pha chế cũng như trình bày. Điều này phát huy được khả năng pha chế và khả năng thẩm mỹ cần có của Barista.

Kỹ thuật pha chế cafe espresso là cơ bản nhất nói lên tay nghề với Barista. Bởi vì Café espresso là kết quả của việc nén nước nóng với áp suất cao qua một lớp bột cafe. Trong quá trình chiết xuất, nếu lớp bột café trên basket (tay pha) phân bố không đồng đều, nơi dày nơi mỏng hoặc bột nén không chặt, bề mặt bị nghiêng… sẽ dẫn đến hiện tượng chiết xuất không đều (channeling) làm cho cafe espresso không thơm, màu sắc kém và nhạt vị. Vậy nên kỹ thuật pha chế món cafe espresso là:

Thao Tác San Phẳng Bề Mặt (Grooming). Khi lấy bột café từ máy xay vào basket, café sẽ không nằm gọn trong basket. Lúc này bạn cần gạt đi phần bột café thừa, đồng thời dàn trải đều để mặt bột bằng phẳng. Mặt bột bị nghiêng chính là nguyên nhân nước chỉ tập trung chảy về khu vực thấp, café sẽ không được chiết xuất toàn bộ.

Thao tác Grooming có thể được thực hiện bằng tay hoặc công cụ riêng. Tuy nhiên nếu Grooming bằng tay thì cafe có thể chỉ được dàn đều ở lớp bề mặt chứ không thể ổn định cấu trúc bên dưới. Mặt khác nếu là một Barista thì dùng tay Grooming hoàn toàn không thể hiện sự chuyên nghiệp của Barista và không đảm bảo vệ sinh.

Thao Tác Nén (Tamping). Thao tác Tamping có nhiệm vụ loại bỏ các khoảng trống giữa các hạt cafe, làm cho phần bột cafe được nén chặt hơn. Từ đó, áp suất của nước nóng có thể thấm đều giúp chiết xuất trọn vẹn tinh chất café.

Thao tác Tamping không chỉ đơn giản là dùng dụng cụ nén và nhấn xuống. Barista cần lưu ý các yếu tố như: chất lượng và độ mịn của bột cafe để cân nhắc lực nén. Không nén quá lỏng cũng không nén quá chặt. Nếu nén quá lỏng nước nóng dễ dàng len lỏi vào lớp bột và chảy xuống ly, các tinh chất trong bột cafe không được chiết xuất hoàn toàn. Nếu nén quá chặt nước nóng lại khó thấm và chảy qua lớp bột cafe, lúc này sẽ xảy ra tình trạng chảy chậm ảnh hưởng đến màu sắc và hương vị espresso.

Khi thực hiện thao tác Tamping, cần phải giữ cùi chỏ và cổ tay trên một đường thẳng. Đây là cách giúp bề mặt bột café sau khi nén được phẳng, không bị nghiên hoặc chênh.

Thao Tác Gõ (Tapping). Một số Barista khi nén thường có thói quen gõ basket xuống bàn hoặc dùng dụng cụ nén, gõ vào thành basket để loại bỏ phần bột café còn dính xung quanh thành. Thao tác này không sai nhưng chỉ cần lực tác động mạnh một chút thôi là những thao tác Grooming và Tamping thực hiện trước đó sẽ trở thành vô ích, cafe ở thành basket sẽ bị hở dẫn đến tình trạng chiết xuất không đều. Vậy nên khi thực hiện thao tác gõ tapping cần nhẹ tay hoặc cũng có thể không thực hiện nếu muốn đảm bảo chất lượng an toàn cho ly espresso.

Một Barista cần có kỹ năng này: 

Với đặc tính công việc cũng như tần suất làm việc, môi trường năng động, sáng tạo, tiếp xúc với sở thích đa dạng của khách hàng cho nên Barista còn có những kỹ năng đặc biệt so với các nghề khác. Những kỹ năng mà Barista cần có khi theo đuổi nghề này là:

Có thái độ nghiêm túc với nghề

Nghề barista không phải một sớm một chiều mà rèn luyện được. Bạn phải trải qua nhiều lần làm, làm lại, làm lại… rồi mới thành công với một món chuẩn vị và đảm bảo đúng tiêu chuẩn để phục vụ khách hàng. Nhất là đối với những khách hàng sang trọng thì yêu cầu của họ lại càng rất cao chứ không phải chỉ là hoàn thành một món đồ uống.

Bên cạnh đó, Barista không chỉ là pha chế, trang trí mà còn giao tiếp với khách hàng, trò chuyện với khách hàng hay nắm được những sở thích, hương vị mà khách hàng yêu thích… Rất nhiều yếu tố khác, yêu cầu người Barista phát triển, vận dụng rất nhiều kỹ năng, cho nên phải xác định rằng bạn có nghiêm túc với nghề, thực sự yêu thích nó hay không để theo đuổi cũng như chịu được áp lực công việc.

Theo đuổi Barista thật sự phải kiên nhẫn và chu đáo.

Thành thạo những kỹ thuật pha chế cơ bản 

Barista cần thuần thục các kỹ thuật pha chế, kỹ năng rang, nghiền, tẩm ướp, trộn, xay, nén cà phê, đánh sữa, tạo hình cơ bản cho ly cà phê.

Biết cách sử dụng một cách nhuần nhuyễn các dụng cụ pha chế như bình lắc pha chế, ly định lượng, ca đánh sữa, bình xịt kem… Và cả các loại máy móc phục vụ quá trình pha chế như máy xay, máy pha cà phê, máy đánh tạo bọt sữa. Bên cạnh đó còn cần biết điều chỉnh dụng cụ, máy móc sao cho các thông số của máy đạt chuẩn để cho ra những đồ uống theo yêu cầu.

Kỹ năng pha chế là quan trọng nhất.

Am hiểu về nguyên liệu

Hiểu rõ về từng loại nguyên liệu.

Để thực hiện các công việc trên một cách thành thục, Barista trước hết phải là một “từ điển sống” về café. Hằng ngày, bạn phải làm việc với các loại cafe, kết hợp, chế biến để cho ra những thức uống về cafe, nếu không am hiểu gì về chúng, đương nhiên, bạn sẽ không thể nào cho ra những thức uống đáp ứng yêu cầu của thực khách. Barista phải “bỏ túi” tất cả kiến thức về cafe như: lịch sử của từng loại hạt cafe, nguồn gốc của các thức uống từ cafe, biết cách lựa chọn café, kỹ thuật rang xay, kết hợp các nguyên liệu theo định lượng chuẩn xác để cho ra những tách cafe thơm ngon, có hương vị đặc biệt.

Có vị giác tốt

Một vị giác tốt để có thể thẩm định chất lượng đồ uống là yêu cầu nâng cao đối với barista. Với mỗi tách cà phê, nếu muốn thuyết phục được khách hàng thì trước hết phải thuyết phục được chính người tạo ra nó. Bạn cần phải hài lòng với thành phẩm của mình, trước khi bạn phục vụ khách hàng. Bởi vậy, barista cần có khả năng cảm vị tốt để đảm bảo tiêu chuẩn về hương vị, màu sắc, chất lượng sản phẩm trước khi mang ra phục vụ khách hàng.

Hương vị khơi gợi cảm xúc.

Khả năng cảm vị hay thẩm định thức uống tốt là tiêu chuẩn nâng cao mà một Barista chuyên nghiệp phải thành thạo. Sẽ ra sao nếu thức uống mà bạn chăm chút không được lòng thực khách vì nó chưa chuẩn vị? Vậy nên cảm nhận được hương vị đúng khẩu vị của khách hàng là cách tốt nhất để níu chân khách hàng quay lại cửa hàng.

Không ngừng sáng tạo và có khiếu thẩm mỹ

Sự sáng tạo cũng là yếu tố quan trọng để Barista “thổi hồn” vào thức uống mình tạo ra. Không chỉ sáng tạo trong cách kết hợp nguyên liệu, mùi vị thức uống mà còn sáng tạo trong cách trang trí, tạo hình nghệ thuật trên những tách Cappuccino.. Từ những hạt cafe thông thường, qua đôi bàn tay của Barista phải trở thành một thứ thức uống chinh phục cả vị giác lẫn thị giác, khiến thực khách say mê và thư giãn.

Tạo hình ấn tượng cho ly Cappuccino.

Chăm chỉ, đam mê và tinh tế trong công việc

Chăm chỉ, đam mê là con đường đi đến thành công. Đó là yếu tố giúp giúp các Barista kiên định với nghề, vượt qua những khó khăn, thử thách để chinh phục công việc yêu thích.

Có người đã từng nói, mỗi một tách cafe là một tác phẩm nghệ thuật và Barista chính là một người nghệ sĩ. Vậy nên sự tinh tế trong cách trình bày, tỉ mỉ trong pha chế với từng hạt cafe đã giúp Barista thổi hồn, biến hạt cafe trở thành thức uống thơm ngon hơn, độc đáo hơn.

Cần phải luyện tập rất nhiều mới trở thành Barista.

Lộ trình thăng tiến, mức lương của nghề Barista

Barista là một nghề nghiệp hấp dẫn với mức thu nhập ổn định và nhiều tiềm năng phát triển. Lộ trình thăng tiến nghề Barista rộng mở tại các Nhà hàng – Khách sạn lớn hoặc Chuỗi thương hiệu đồ uống, quán cà phê nổi tiếng.

Nhiều người nghĩ Barista chỉ dừng lại ở đó, đi pha chế đồ uống cho thực khách nhưng không hẳn vậy đâu nhé. Có một lộ trình phát triển của Barista, hãy cùng chúng mình khám phá xem nó là gì nhé.

Phụ Bar – Barboy

Phụ Bar có trách nhiệm chính là chuẩn bị, sơ chế nguyên liệu, hỗ trợ các Barista trong quá trình pha chế, thực hiện các thức uống đơn giản và dọn dẹp khu vực quầy bar. Phụ Bar sau một thời gian làm việc tốt sẽ có cơ hội lên làm Barista. Mức lương dành cho vị trí Phụ Bar là khoảng 170 – 200 USD/tháng, chưa bao gồm tiền tip.

Nhân viên pha chế – Barista

Công việc chính của Barista là pha chế, trang trí các món đồ uống theo nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó họ còn là người trực tiếp chỉ đạo, phân công công việc cho phụ Bar và training cho các nhân viên mới. Theo khảo sát thì mức thu nhập trung bình của vị trí này từ 200 – 240 USD/tháng ở các quán cafe vừa và nhỏ. Tại những nhà hàng, khách sạn cao cấp và chuỗi hệ thống cafe nổi tiếng, mức thu nhập ở vị trí này có thể cao hơn.

Bar Trưởng – Head Bartender/Shift Leader

Với vị trí Bar trưởng thì bạn không cần trực tiếp pha chế thức uống nữa. Thay vào đó bạn sẽ là người hỗ trợ Barista trong việc quản lý các công việc từ chuẩn bị nguyên vật liệu, sơ chế nguyên liệu, pha chế thức uống, trang trí và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Và làm nhiệm vụ kiểm tra nguyên vật liệu tồn kho, các loại vật tư, phát triển các công thức pha chế đồ uống và thực đơn…  Mức thu nhập của Bar Trưởng là 240 – 300 USD/tháng.

Giám sát bộ phận pha chế – Beverage Supervisor

Giám sát Bộ phận pha chế là người chịu trách nhiệm kiểm định số lượng và chất lượng sản phẩm trước khi đến tay khách hàng, phát triển thực đơn hay sáng tạo đồ uống mới. Hơn nữa, giám sát có nhiệm vụ quản lý thiết bị, giám sát và đảm bảo nhân viên thực hiện hiệu quả công việc, phân công và bố trí việc làm cho nhân viên.

Bên cạnh đó còn phối hợp với các bộ phận khách hàng để nâng cao chất lượng phục vụ hay xử lý những vấn đề khách hàng liên quan. Thăng tiến lên vị trí này, mức thu nhập trung bình của bạn thường dao động từ 300 – 400 USD/tháng.

Quản lý bộ phận pha chế – Beverage Manager

Ở vị trí Quản lý bộ phận pha chế sẽ đảm nhiệm việc hỗ trợ điều hành và giám sát các hoạt động của quầy Bar/Lounge, đảm bảo tiêu chuẩn thức uống và chất lượng phục vụ, phát triển các chương trình đào tạo nhân sự, lên kế hoạch và phân công nhân sự làm việc, quản lý tài chính… Lương cơ bản ở vị trí này dao động từ 520 – 650 USD/tháng.

Quản lý bộ phận ẩm thực – F&B Manager

Quản lý bộ phận ẩm thực chịu trách nhiệm về tài chính, phối hợp với Bếp trưởng điều hành phát triển thực đơn. Điều phối nhân sự làm việc thuộc khu vực quản lý. Tuyển dụng, đào tạo, đề xuất khen thưởng, xử phạt nhân viên. Khi đảm nhiệm vị trí này, bạn sẽ nhận được mức lương khoảng 750 – 1.100 USD/tháng.

Giám đốc bộ phận dịch vụ ẩm thực – F&B Director

Đây là vị trí cao nhất trong lộ trình thăng tiến của nghề Barista. Giám đốc bộ phận dịch vụ ẩm thực chịu trách nhiệm vận hành các hoạt động của quán Bar, Nhà hàng hiệu quả, mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp, phối hợp với các bộ phận, phòng ban khác xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh của nhà hàng, khách sạn. Mức lương khá cao thường là 1.300 USD/tháng trở lên. Đây là con số mơ ước của bất kỳ theo đuổi nghề pha chế.

Cơ hội việc làm của Barista

Với xu hướng phát triển ngành dịch vụ, du lịch như hiện nay thì Barista đã và đang ngày càng là ngành hot. Trong đời sống hiện đại, ngoài tách cafe pha phin nhỏ giọt truyền thống thì vô số các loại thức uống khác từ café được nhiều người yêu thích như Latte, Cappuccino, Espresso… 

Như các bạn thấy hiện nay thì hàng loạt các chuỗi cửa hàng đồ uống thương hiệu trong và ngoài nước phát triển mạnh tại Việt Nam. Như là Highlands Coffee, The Coffee Bean and Tea Leaf, Starbucks, The Coffee House… chưa tính những nhà hàng, khách sạn hay những quán cafe ở các khu du lịch, quán cafe tư nhân khác. Vậy nên cơ hội cho nghề Barista rộng mở.

Vậy có nên học về Barista hay không?

Người Việt là những người rất yêu thích cafe, sản lượng cafe tiêu thụ mỗi ngày ở Việt Nam là vô cùng lớn, ngành kinh doanh cafe cũng rất nhộn nhịp và sôi động. Như bạn đã thấy ở trên, cơ hội nghề nghiệp rộng mở cùng mức lương khá tốt thì Barista là nghề thu hút giới trẻ. Ngoài những tiệm, chuỗi cafe hoạt động thì ngày nay, các Barista có thể chọn làm việc ở các nhà hàng, khách sạn 4 – 5 sao với mức thu nhập hấp dẫn (từ 4 – 6 triệu đồng/ tháng). Ngoài ra, một số bạn trẻ theo học Barista sau khi giỏi tay nghề đều có thể tự mở tiệm cafe kinh doanh riêng cho mình.

Không chỉ có vậy, các khóa học về Barista hiện nay còn cung cấp các kiến thức về lịch sử, nguồn gốc, các cách nhận biết… giúp bạn khai phá thêm về thế giới cafe đầy thú vị. Trên hết, học và trở thành Barista giúp bạn thỏa mãn khả năng đam mê, sáng tạo với những tách cafe thơm ngon nhưng vẫn đầy chất nghệ thuật.

Học Barista ở đâu tốt nhất?

Mình có gợi ý cho các bạn là theo học tại Hướng nghiệp Á Âu, nơi nổi tiếng về đào tạo pha chế với đội ngũ giảng viên là những chuyên gia pha chế giàu kinh nghiệm tận tình chia sẻ kiến thức, bí quyết pha chế, kinh nghiệm làm việc.

Ngoài ra bạn những trung tâm đào tạo hay học hỏi từ những tiền bối trong nghề cũng hoàn toàn phù hợp cho các bạn mới bước chân vào ngành.

Để trở thành Barista chỉ cần bạn kiên trì và cố gắng theo đuổi, thực hành nhiều là làm được thôi. Vậy nên mong bạn hãy vững tin với con đường mình đã chọn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi thông tin bài viết Barista là gì cùng TOP 10 Ninh Thuận nhé. Chúc bạn thành công.