Tết trung thu là một cái tên gắn liền với kỷ niệm tuổi thơ của rất nhiều người trong chúng ta. Vậy liệu các bạn đã hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của Tết trung thu chưa? Nếu đang tìm hiểu về Tết trung thu là gì thì mời các bạn xem ngay bài viết này để có những thông tin đầy đủ nhất nhé.
Tết Trung Thu là gì?
Tết Trung Thu hay còn được biết đến với những tên gọi khác như là Tết thiếu nhi, Tết trồng trăng hay Tết hoa đăng, được ông bà ta coi là dịp lễ lớn thứ ba hàng năm. Tết trung thu rơi ngày 15 tháng 8 âm lịch, là thời điểm trăng tròn và sáng nhất so với những ngày còn lại. Đây không chỉ là một ngày dành riêng cho các em thiếu nhi mà còn là dịp để các thành viên trong gia đình sum vầy bên nhau.
Mặt trăng tròn nhất, sáng nhất vào ngày rằm tháng 8 hàng năm
- Cách nấu thịt băm
- Hiểu biết về giới hạn sinh thái được con người ứng dụng như thế nào trong trồng trọt và chăn nuôi
- Luận văn sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của siêu thị Coop Mart
- Đề bài – giải bài 3 trang 32 sách bài tập lịch sử và địa lí 6- cánh diều
- So sánh hình ảnh trăng trong Đồng chí và Ánh trăng
Ngày tết này vốn đã có từ rất lâu rồi và khi nhắc đến Trung thu thì đa số mọi người đều nghĩ ngay đến ba truyền thuyết chính đó là Hậu Nghệ và Hằng Nga, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về Chú cuội ngồi gốc cây đa ở Việt Nam. Các bạn hãy cùng tìm hiểu Tết trung thu bắt nguồn từ đâu trong phần tiếp theo nào.
Nguồn gốc Tết Trung Thu
Tết Trung Thu tại Việt Nam ngày nay được bắt nguồn từ Trung Quốc và gắn liền với câu chuyện như sau:
Vào một đêm rằm tháng 8 âm lịch, vua Đường Minh Hoàng đang dạo chơi trong vườn Ngự Uyển thì gặp đạo sĩ La Công Viễn. Vị này đã sử dụng phép tiên để đưa nhà vua lên cung trăng du ngoạn cảnh đẹp mà dưới nhân gian chưa từng được thấy bao giờ. Vì mê say thưởng thức cảnh đẹp nơi tiên giới lẫn với âm nhạc thánh thót, nhà vua thực sự không muốn quay trở về trần gian. Sau khi quay lại hoàng cung, trong lòng vẫn lưu luyến cảnh tiên nên nhà vua đã lệnh cho người dân trong nước tổ chức tiệc, rước đèn sôi động. Từ đó, việc tổ chức rước đèn và tổ chức tiệc vào ngày 15 tháng 8 âm lịch trở thành một ngày lễ lớn hàng năm.
Lễ hội múa lân đường phố là điều không thể thiếu trong ngày tết trung thu
Ngoài ra còn rất nhiều sự tích gắn liền với Tết trung thu được ông bà hay ba mẹ kể cho con cháu nghe. Đó là những câu chuyện như chú Cuội, chị Hằng, Thỏ Ngọc. Vào ngày rằm tháng 8 là ngày mặt trăng tròn nhất, sáng nhất thì ông bà ta thường chỉ lên mặt trăng và miêu tả chú Cuội ngồi gốc cây đa. Mặc dù chỉ là sự tích được kể lại nhưng điều đó đã in sâu trong bao tâm hồn trẻ thơ của chúng ta.
Ý nghĩa Tết Trung Thu
Tết trung thu Việt Nam tuy bạn đầu được du nhập từ Trung Hoa nhưng đã được biến đổi khác đi, mang nhiều nét văn hóa riêng biệt. Theo ông bà ta, ngoài các ngày lễ lớn khác thì trung thu cũng là dịp để con cháu trong gia đình bày tỏ sự biết ơn đến ông bà và cha mẹ. Trong đêm rằm, các thành viên quây quần bên nhau thể hiện sự đầm ấm, đoàn viên.
Nhân vật chính trong ngày này đó chính là các em nhỏ ở các khu phố, trường học. Người lớn chúng ta thường nhân ngày tết trung thu để tổ chức lễ hội vui chơi cho các em nhỏ với các tiết mục như múa lân, ca hát, phát quà, chơi trò chơi…
Được phá cỗ và thưởng thức bánh trung thu là điều mong chờ nhất của các em nhỏ
Đặc biệt nhất trong ngày trung thu đó là mọi người được phá cỗ và ăn bánh trung thu. Ngày nay có rất nhiều biến thể của món bánh trung thu và món nào cũng rất ngon. Bánh trung thu cũng là món quà ý nghĩa mà bạn có thể dành tặng người thân, bạn bè trong ngày tết trung thu.
Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về lễ hội trung thu ở Việt Nam. Chúc các bạn có một mùa trung thu đầm ấm bên người thân và những chiếc bánh Trung Thu thơm ngon.